1.Thông tin chung
Lập trình C căn bản
I. THÔNG TIN CHUNG:
- TÊN KHÓA HỌC: Lập trình C căn bản
- THỜI LƯỢNG: 55 giờ
- ĐỐI TƯỢNG: Học sinh, Sinh viên, Người đi làm có nhu cầu
II. THÔNG TIN CHI TIẾT:
Với khóa học này, Học viện Công nghệ thông tin ACT muốn thay đổi quan điểm trong cách tiếp cận vấn đề lập trình trong đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin.
Thay vì sử dụng chương trình đào tạo đại trà được sử dụng bởi hầu hết các trường đại học, thay vì sử dụng các ví dụ "kinh điển" được sử dụng trong hầu hết các tài liệu về lập trình C. Khóa học "Lập trình C căn bản" của Học viện ACT được thiết kế bởi các giảng viên của Khoa An toàn thông tin với định hướng kiến thức phục vụ tốt nhất cho học tập, nghiên cứu về an toàn thông tin, với các ví dụ gắn liền với các bài toán thực tế trong an toàn thông tin.
Đúng như tên gọi, khóa học này chỉ đề giới hạn trong những kiến thức lập trình căn bản, phù hợp với mọi đối tượng người học. Kiến thức khóa học này là cơ sở vững chắc để nghiên cứu những kiến thức sâu hơn và để học (tự học) các ngôn ngữ lập trình khác không kém phần quan trọng cho an toàn thông tin, như Perl, Python, PHP.
2.Thời lượng và tổ chức khóa học
-
Thời lượng: 25 buổi * 02h/buổi
-
Tất cả các buổi học đều diễn ra tại phòng máy,mỗi bạn 1 máy tính.
-
Mỗi tuần chỉ 02 buổi học để học viên có đủ thời gian để ôn luyện kiến thức của các buổi học đã qua.
-
Lớp luôn có trợ giảng hỗ trợ các bạn sinh viên.
-
Được học lại miễn phí , được bảo lưu nếu trùng lịch học.
3. Nội dung khóa học:
Chương 1: Tổng quan về lập trình và thuật toán | Chương 2: Hệ đếm và biểu diễn số trong máy tính |
1. Vai trò của lập trình trong an toàn thông tin 2. Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối 3. Mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc giả mã 4. Vấn đề lựa chọn các thuật toán đã biết 5. Mức độ chi tiết của thuật toán |
1. Bộ nhớ và thanh ghi của máy tính 2. Hệ cơ số 2 3. Hệ cơ số 16 4. Kiểu dữ liệu số nguyên trong lập trình |
Chương 3: Các thành phần cơ bản của C | Chương 4: Biến, hằng và vào ra dữ liệu |
1. Chương trình Hello world bằng ngôn ngữ C 2. Cấu trúc tổng quát của một chương trình C 3. Tập ký tự 4. Tập từ khoá 5. Kiểu dữ liệu và biến 6. Vào ra dữ liệu cơ bản (hàm scanf và printf) 7. Quy tắc đặt tên 8. Quy tắc viết chương trình (coding convention) 9. Các lỗi cú pháp thường gặp khi lập trình |
1. Các kiểu dữ liệu cơ sở trong C 2. Hàm sizeof 3. Biến và hằng 4. Chuyển đổi kiểu dữ liệu 5. Các hàm vào ra dữ liệu (scanf, printf, gets, puts, getch, getchar, ...) 6. Vấn đề an toàn đối với hàm xuất dữ liệu |
Chương 5: Phép toán và biểu thức trong C | Chương 6: Cấu trúc điều khiển trong C |
1. Các phép toán trong C 2. Các phép toán trong C 3. Thứ tự ưu tiên các phép toán |
1. Cấu trúc rẽ nhánh (if ... else) 2. Cấu trúc rẽ nhánh (switch ... case) 3. Cấu trúc vòng lặp (for) 4. Cấu trúc vòng lặp (while và do ... while) |
Chương 7: Hàm | Chương 8: Mảng |
1. Khái niệm hàm 2. Trả kết quả qua tên hàm 3. Trả kết quả qua tham số 4. Biến cục bộ 5. Vấn đề chồng chất tên hàm trong C |
1. Khái niệm mảng một chiều 2. Truy xuất phần tử mảng một chiều 3. Một số bài toán trên mảng một chiều 4. Mảng một chiều trong các bài toán an toàn thông tin 5. Mảng nhiều chiều |
Chương 9: Con trỏ | Chương 10: Xâu ký tự |
1. Khái niệm con trỏ 2. Cấp phát và giải phóng bộ nhớ kiểu C 3. Cấp phát và giải phóng bộ nhớ kiểu C++ 4. Thao tác trên con trỏ 5. Mối quan hệ giữa con trỏ và mảng 6. Truyền tham số cho hàm qua con trỏ 7. Cấp phát bộ nhớ bên trong một hàm 8. Ép kiểu trên con trỏ |
1. Khái niệm xâu ký tự 2. So sánh xâu ký tự 3. Gán giá trị giữa các xâu ký tự 4. Một số hàm thao tác với xâu ký tự 5. Ký tự đặc biệt trong xâu ký tự 6. Xâu ký tự trong bài toán phân tích log 7. Vấn đề đối sánh xâu ký tự với biểu thức chính quy |
Chương 11: Thao tác với tập tin | Chương 12: Cấu trúc |
1. Phân loại tập tin 2. Các thao tác căn bản trên tập tin 3. Thao tác với tập tin văn bản 4. Thao tác với tập tin nhị phân |
1. Kiểu dữ liệu có cấu trúc 2. Truy xuất các trường của một cấu trúc 3. Gán giá trị cho cấu trúc 4. Các vấn đề thường gặp trong cấu trúc 5. Danh sách liên kết |