Lộ trình trở thành lập trình viên Back-end

25-08-2022


Back-end luôn là 1 trong những mảnh đất màu mỡ của ngành IT. Vậy hãy thử cùng tìm hiểu làm thế nào để có thể trở thành 1 lập trình viên Back-end, xem họ cần có những kỹ năng cũng như kiến thức gì để có thể vững bước và phát triển trên con đường sự nghiệp nhé !

Làm thế nào để trở thành 1 lập trình viên Back-end năm 2022 ?

Dù trong thời đại nào, công nghệ nào, xu thế ra sao thì lập trình Web vẫn luôn có 1 chỗ đứng quan trọng trong lĩnh vực IT nói chung. Và trong lập trình Web thì mảng Back – end giữ 1 vài trò quan trọng và luôn thu hút được nhiều ứng viên do tính chất công việc liên quan đến vấn đề xử lý logic, ảnh hưởng đến việc Web vận hành ra sao cũng như triển vọng với nhu cầu cao và mức lương hấp dẫn. Nếu bạn cũng quan tâm và đặt ra câu hỏi rằng liệu làm thế nào để trở thành 1 lập trình viên Back-end, thì bài viết này là dành cho bạn !

BackEnd là gì? BackEnd Developer cần những kỹ năng gì?

Lộ trình từng bước để trở thành 1 Lập trình viên Back-end

  1. Xây dựng kiến thức nền tảng về lập trình

Một trong những bước cơ bản nhất để trở thành 1 lập trình viên Back-end là bạn phải có nền tảng lập trình thật tốt. Hãy có những kiến thức về cú pháp (syntax), biến (variable), hàm (function), đối tượng (objects), kiểu dữ liệu (data types) và thực thi (execution). Một vài ngôn ngữ lập trình phổ biến dùng trong mảng back-end này là PHP, Javascript, Python, Java, và C#. Việc nắm chắc các ngôn ngữ phần mềm này sẽ nhanh chóng giúp bạn trở thành 1 lập trình viên back-end.

C# programming with Visual Studio Code

Bên  đó, bên cạnn đó, người học phải học thêm cả về các cơ sở dữ liệu khác nhau nhằm mục đích lưu trữ điện tử. Thông thường, các lập trình viên sử dụng cơ sở dữ liệu Relational Database ( cơ sở dữ liệu quan hệ ) hoặc NoSQL Database ( cơ sở dữ liệu NoSQL ). NoSQL Database là hệ cơ sở dữ liệu dựa trên tài liệu (document-based) và có lưu đồ động (dynamic schema), trong khi Relational Database lại dựa trên bảng thống kê (table-based) và có lưu đồ được cố định hoặc xác định trước.

Relational Database

  • MySQL
  • Oracle
  • PostgreSQL

NoSQL Database

  • Firebase
  • MongoDB
  • Cassandra

Mysql là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết nhất về Mysql

Không những vậy, người học nên có sự hiểu biết tốt về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật để quy trình làm việc trở nên dễ dàng và nâng cao hiệu quả. Việc tìm hiểu và thành thạo các nền tảng để lưu trữ hoặc biên soạn code như Git, Github, Gitlab – những nền tảng phổ biến nhất cho các lập trình front-end và back-end trong việc hỗ trợ lưu trữ và thực hiện các tương tác, quản lý theo thời gian cũng là một trong những kỹ năng cần thiết với bất kỳ người học nào.

  1. Thành thạo sử dụng các Framework hỗ trợ

Đối với bất kỳ lập trình viên nào thì tầm quan trọng của việc sử dụng thành thạo các framework (thư viện) có lẽ chỉ sau việc xây dựng kiến thức nền tảng về lập trình cũng như cấu trúc dữ liệu, và mảng back-end không phải ngoại lệ. Việc sử dụng framework cho phép bạn tạo ra các mẫu và các dòng code mà có thể được sử dụng lâu dài trong tương lai, thay vì bạn phải viết đi viết lại 1 hệ thống code để thực thi 1 chức năng đã có, bạn chỉ cần có framework là bạn sẽ có những gì mà bạn cần. Chính vì thế nên nó giảm bớt đi 1 lượng lớn công việc các dòng code mà bạn phải viết, từ đó khiến cho việc lập trình trở nên hiệu quả hơn. Thế nên việc sử dụng thành thạo framework là 1 lựa chọn bắt buộc và khôn ngoan đúng không nào !

Một số các framework phổ biến của 1 lập trình viên back-end là :

Microsoft’s ASP.NET : là 1 nền tảng ứng dụng web cho phép các lập trình viên tạo ra các website động. Nó giúp bạn tạo ra các website với ngôn ngữ lập trình đầy đủ các tính năng như C#.

Larevel : được xem như là 1 trong những framework hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho PHP trong việc phát triển các ứng dụng online. Nó hỗ trợ trong việc tạo ra các ứng dụng hữu ích và tuyệt vời với những cấu trúc độc đáo và sáng tạo.

Rails (hay còn được biết đến là Rails on Ruby) : là 1 framework miễn phí và là mã nguồn mở (open source) được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ Ruby. Khi sử dụng RoR, các lập trình viên sẽ không phải làm việc trong mọi khâu để xây dựng web nữa vì đã được framework này hỗ trợ ở mức tối đa rồi.

Django : là 1 tập hợp các thư viện của ngôn ngữ Python cho phép các lập trình viên phát triển web 1 cách hiệu quả và nhanh chóng, thậm chí còn có thể trong 2 mảng front-end và back-end.

Node.js : là 1 hệ thống phần mềm cho phép các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ Javascript để triển khai các dự án front-end và back-end cho website.

Framework là gì? Khám phá top Web Framework & tính năng

  1. Các chủ đề, công cụ liên quan và nâng cao

Các lĩnh vực này tương đối mang tính bao hàm và mở rộng, thậm chí có thể khó hơn đôi chút nếu so với các kĩ năng trước. Chính vì vậy, bạn nên tập trung vào APIs, bảo mật (security), lưu trữ (caching), và kiểm tra (testing).

APIs

Giao diện chương trình ứng dụng (Application Programming Interface) là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức. Lập trình viên back-end dùng phương thức APIs để kết nối nhiều ứng dụng và dịch vụ để cải thiện được trải nghiệm của người dùng trên nền tảng của front-end. Một số APIs mà bạn có thể học là :

  • REST
  • JSON
  • AES
  • GSON
  • SOAP
  • XML-RPC

API là gì? Những phương pháp bảo mật API đảm bảo hiệu quả

Bộ nhớ đệm lưu trữ (Caching)

Đây là kĩ năng lưu giữ bản sao của 1 nguồn dữ liệu nhất định trong bộ nhớ đệm (trang lưu trữ tạm thời) và nhanh chóng cung cấp dữ liệu khi được yêu cầu. Nhiệm vụ chính của bộ nhớ đệm là tăng hiệu suất truy xuất dữ liệu đồng thời loại bỏ nhu cầu tiếp xúc với các lớp lưu trữ bên dưới ( lớp mà sẽ rất chậm để có thể xử lý ). Một số công cụ của bộ nhớ đệm này là :

  • CDN
  • Server-side
  • Redis
  • Client-side

Bảo mật (Security)

Kiến thức về bảo mật web thực sự rất quan trọng và cần thiết với back-end developer. Bạn có thể nghiên cứu vài lĩnh vực sau đây để có thể nâng tầm hiểu biết của bạn về bảo mật web nhé :

  • HTTPS
  • SSL
  • CORS
  • Hashing Algorithms

What Is a Hashing Algorithm? A Look at Hash Functions

Kiểm thử (Testing)

Kiểm thử, thử nghiệm của mảng back-end là quá trình kiểm tra cơ sở dữ liệu của web cũng như phần cuối của máy chủ (server end). Mục tiêu của kiểm thử back-end này là phải đánh giá được mức độ hiệu quả của lớp cơ sở dữ liệu và đảm bảo nó không bị hỏng dữ liệu, tắc và mất dữ liệu. Trong kiểm tra mảng back-end sẽ có những phương pháp phổ biến sau đây (thường những phương pháp này có thể được sử dụng trong các lĩnh vực phần mềm khác) :

  • Integration testing ( kiểm tra tích hợp )
  • Functional testing ( kiểm tra chức năng )
  • Unit testing
  1. Tìm hiểu về các công cụ bổ sung, phụ trợ

Ngoài những công cụ và lĩnh vực kể trên, sẽ còn vài công cụ bổ sung nữa bạn cần có kiến thức để thành thục trong mảng back-end này hơn nữa đấy :

Công cụ phân tích Code ( Code Analysis Tools )

Công cụ phân tích code có vai trò tìm ra và xử lý sự cố cũng như đánh giá code để công việc được đảm bảo được thực thi. Sau đây là 1 vài công cụ như vậy :

  • SonarLint
  • PMD
  • SonarQube
  • JUnit
  • JaCoCo

Top 5 Open Source Source and Free Static Code Analysis Tools in 2020 -  GeeksforGeeks

Mẫu kiến trúc ( Architectural Pattern )

Mẫu kiến trúc là giải pháp có thể tái sử dụng cho các vấn đề gặp phải khi thiết kế phần mềm. Một số mẫu kiến trúc phổ biến có thể kể đến là SOA, Microservices và CQRS.

Message broker

Message broker là 1 phần mềm cho phép các ứng dụng , hệ thống và dịch vụ giao tiếp với nhau để trao đổi dữ liệu. Chức năng chính của phần mềm này chính là “dịch” những giao thức thông điệp chính thức của máy chủ sang máy khách ( máy nhận ). Bạn nên tìm hiểu về hệ thống này vì nó được sử dụng ở trong rất nhiều dự án.

Container hóa (Containerization)

Container hóa là quá trình đóng gói các dòng code của bạn với các thành phần cần thiết, như frameworks và các thư viện khác để xây dựng 1 vùng biệt lập trong “container” ấy. Lập trình viên back-end thực hiện việc container hóa để nhanh chóng di chuyển hoặc chạy 1 container bất kể cơ sở hạ tầng cũng như môi trường của nó. Một số container phổ biến có thể kể đến là Docker.

Máy chủ Web (Web Servers)

The Apache, được biết đến là the Apache HTTP Server là 1 máy chủ mã nguồn mở đa nền tảng được tạo bởi The Apache Software Foundation. NGINX là 1 mã nguồn mở web khác có thể được ủy quyền ngược, cân bằng tải, bộ nhớ đệm, ủy quyền thư và các mục đích khác.

Web server là gì? Hiểu rõ về web server | TopDev

  1. Thực hành với các ứng dụng, web thực sự.

Do tất cả các công cụ hỗ trợ cho mảng back-end có các trường hợp và yêu cầu sử dụng khác nhau, cũng như có 1 sự khác biệt đáng kể giữa việc học lý thuyết và việc bắt tay vào làm những thứ “ có thật “ nên việc thực hành là điều bắt buộc với bất cứ ai muốn trở thành 1 back-end dev.

Thực hành, thực hành và thực hành nhiềuh hơn nữa. Hãy tìm đến các dự án hoặc đề tài nhỏ trong mảng back-end này để nghiên cứu và phát triển. Những dự án này có thể giúp bạn hiểu được các công dụng khác nhau của các phần mềm cũng như những khó khăn, thách thức thật sự trong khi làm việc. Tạo 1 trang web, blog,… là những thứ có thể giúp bạn ứng dụng những kiến thức bạn tích lũy được 1 cách thực tế.

  1. Tạo 1 bản “ clone “

Đây là bước khẳng định được bạn liệu đã có đủ hành trang để trở thành 1 back-end dev hay chưa, vì nó sẽ hầu như kiểm tra cũng như đòi hỏi hết các kĩ năng để phát triển web của bạn. Việc tạo được 1 bản tuy rằng là clone nhưng nó sẽ là bước đệm cho bạn vô cùng tốt để bạn có thể trở thành 1 back-end dev. Bạn sẽ hình dung ra được cụ thể 1 công cuộc tạo ra 1 trang web như nào, hoạt động ra sao. Đây sẽ là cách thể hiện tốt nhất những kỹ năng cũng như thành quả của bạn đã tích lũy được sau khi trải qua 1 quá trình nghiên cứu qua các bước trên.

 

Kết luận

Back-end luôn là 1 mảnh đất màu mỡ trong ngành IT và nó luôn mử ra những cơ hội làm việc tốt với mức lương hậu hĩnh. Như bạn có thể thấy, công nghệ luôn thay đổi từng ngày và trong mảng Back-end nói riêng, bạn sẽ luôn phải cập nhật để không bị lạc hậu và đáp ứng được nhu cầu mới. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, những thứ bạn cần mà nó sẽ không bao giờ thay đổi, đó chính là nền tảng. Và bạn cũng có thể thấy qua bài viết trên, thực sự không hề dễ và nhanh để có thể trở thành 1 Back-end Dev. Hãy nhìn nó đi, thực sự có nhiều thứ phải học phải không ? Nhưng đừng e ngại nhé, vì làm việc gì cũng vậy, ta cần trải qua quá trình nỗ lực từng ngày chứ không phải là ngày một ngày hai. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, nếu bạn muốn trở thành 1 Back-end Dev thì hãy bắt đầu xây dựng nền tảng luôn ngay đi. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu thì lựa chọn những khóa học ở Học viên CNTT ACT là 1 sự lựa chọn có thể xem xét vì ở đây có cung cấp những khóa học với kiến thức về nền tảng rất tốt cho lập trình cũng như các giao thức mạng mà 1 back-end cần nhé ! ( như khóa học C để hiểu hơn về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, khóa học Java để làm lập trình Web hay khóa học CCNA để có chứng chỉ quốc tế Cisco về quản trị mạng )