Tổng quan về kỹ sư hệ thống nhúng

18-08-2022


Tổng quan về Kỹ sư Hệ thống nhúng như định nghĩa, vai trò, công việc và lộ trình để trở thành 1 Ký sư Hệ thống nhúng.

Hệ thống nhúng tưởng chừng như 1 thứ gì đó xa lạ nhưng lại hiện hữu xung quanh ta, nó là một hệ thống dựa trên vi điều khiển hoặc vi xử lý được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể theo cách tự động hoá cao và ổn định hơn( tiêu biểu như hệ thống “đầu não” của các thiết bị thông minh ). Việc theo đuổi để trở thành 1 kỹ sư hệ thống nhúng đòi hỏi các kiến thức sâu rộng về các khía cạnh khác nhau của kỹ thuật, phần mềm và công nghệ, do đó, hiểu được các tố chất cũng như yêu cầu cần cố để trở thành kỹ sư hệ thống nhúng là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, ta hãy cùng nhau thảo luận về hệ thống nhúng, kỹ sư hệ thống nhúng là gì, nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để trở thành 1 kỹ sư hệ thống nhúng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp nhé !

 

Hệ thống nhúng là gì ?

Hệ thống nhúng là một hệ thống phần cứng gồm nhiều vi xử lý trong máy tính và các thiết bị công nghệ khác được tích hợp phần mềm cụ thể để thực hiện một tác vụ một cách đáng tin cậy và có chức năng. Hệ thống này rất cần thiết để công nghệ, chức năng hoạt động bình thường và đảm bảo người tiêu dùng trong thời gian thực có thể sử dụng thiết bị hoặc dựa vào thiết bị để hoàn thành một số tác vụ nhất định. Ví dụ, một chiếc ô tô sử dụng hệ thống nhúng để triển khai túi khí hoặc thực hiện chống bó cứng phanh….

Hệ thống nhúng và các ứng dụng thời gian thực của nó | Cơ Điện Tử Việt Nam

Kỹ sư hệ thống nhúng là gì ?

Kỹ sư hệ thống nhúng là người thiết kế, phát triển, kiểm tra và duy trì một hệ thống nhúng. Bạn có thể tìm thấy những hệ thống này trên ô tô, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác. Một kỹ sư hệ thống nhúng có thể sử dụng bốn bước sau để phát triển hoặc cải thiện hiệu quả một hệ thống nhúng :

1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống nhúng : Công việc này bao gồm việc nghiên cứu nhu cầu của hệ thống được ứng dụng trong 1 ngành nhất định và trao đổi với nhà điều hành công ty để hiểu được công nghệ mà công ty muốn phát triển.

2. Tạo kế hoạch triển khai : Kế hoạch này thường bao gồm 2 phần : mô hình trực quan về thiết kế hệ thống và cách mà kỹ sự đảm bảo nó được vận hành ra sao. Điều này giúp kỹ sư có sự chuẩn bị trước những sự cố, trở ngại trong quá trình thiết kế và vận hành và các giải pháp tiềm năng khi chúng xảy ra.

3. Thiết kế và phát triển hệ thống : Đây là bước tiếp nối bước 2, sau khi có kế hoạch thì bước tiếp theo không gì khác khác ngoài việc triển khai và phát triển nó. Các kỹ sư cần nắm rõ được các quy trình thiết kế và triển khai để việc phát triển và bổ sung hệ thống sau này được dễ dàng hơn.

4. Kiểm tra và hoàn thiện : Việc xác định 1 hệ thống có đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu hoạt động của nó hay không là hết sức cần thiết, và kỹ sư hệ thống nhúng cần có trách nhiệm trong việc này. Nó giúp kỹ sư có đánh giá về hiệu suất và tổng quan về hệ thống, để từ đó đề ra những giải pháp cải tiến nhằm phù hợp với nhu cầu của công ty và khách hàng.

Kỹ sư nhúng là gì? Lưu ý gì trước khi trở thành kỹ sư nhúng?

 

 

Những công việc mà kỹ sư nhúng thực hiện ?

Một kỹ sư hệ thống nhúng thường chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của hệ thống nhúng liên quan đến hoạt động của một thiết bị hoặc một ứng dụng. Họ có thể sử dụng các loại công cụ phần mềm khác nhau để kiểm tra mức hiệu suất của hệ thống và tối ưu hóa kết quả đầu ra của hệ thống. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm:

     1.Nghiên cứu phần mềm và thiết bị để tối ưu hóa hệ thống và thực hiện nâng cấp

     2. Duy trì tài liệu trong tất cả các giai đoạn của việc tạo ra một hệ thống nhúng hiệu quả

     3. Phân tích rủi ro và phát triển các giải pháp

     4. Đánh giá độ tin cậy của hệ thống và các hoạt động của nó

     5. Xác định và loại bỏ các vấn đề trong hệ thống để cải thiện hiệu suất

Du học Hà Lan ngành kỹ thuật hệ thống nhúng tại Đại học KHUD HAN

Làm thế nào để trở thành 1 kỹ sư nhúng ?

Bạn biết đấy, một đích đến không chỉ có một con đường duy nhất và nhiều con đường đều đôi khi lại có chung một điểm đến. Nếu bạn muốn trở thành 1 kỹ sư nhúng, bạn có thể xem xét lộ trình sau :

  1. Tiếp thu các kiến thức chuyên ngành ở các đơn vị đào tạo có chất lượng chuyên môn tốt.

Đây dường như là bước không thể thiếu của mỗi kỹ sư nhúng. Dù bạn là ai, xuất phát điểm ra sao, bạn luôn cần có 1 khối lượng kiến thức chuyên ngành vững vàng, và bạn có thể tìm được những thứ đó ở các đơn vị đào tạo có chuyên môn tốt ( tiêu biểu là các trường đại học ). Chuyên ngành mà bạn có thể lựa chọn là kỹ thuật máy tính, điện tử viễn thông, và ngôn ngữ lập trình các bạn có thể ưu tiên đó là C/C++ và tìm hiểu về các vi điều khiển, ….

Lập trình nhúng là gì và cơ hội nghề nghiệp - Coder.com.vn

  1. Tích lũy kinh nghiệm khi được đào tạo, ứng dụng vào thực tiễn

Muốn hiệu quả thì học tất nhiêu lúc nào cũng sẽ phải đi đôi với hành. Và đó là con đường ngắn nhất để có thể tích lũy được kinh nghiệm thông qua các dự án thực tế. Nếu chỉ ngồi đó và đọc sách rồi tưởng tượng về những con chip, những hệ thống được sử dụng, kết nối với nhau như thế nào mà không bắt tay vào dự án thực tế, e rằng sẽ thật khó để có thể trở thành 1 kỹ sư hệ thống nhúng tiềm năng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

  1. Chọn 1 lĩnh vực để chuyên sâu

Vì hệ thống nhúng hiện hữu trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống ( giao thông, đồ gia dụng,…) và cũng có rất nhiều thứ để phải học tương ứng với mỗi đặc thù riêng, nên việc chọn cho mình 1 hướng đi chuyên sâu là hết sức cần thiết. Nếu bạn xác định được ngành mà bạn muốn chuyên sâu, bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị hoặc ngôn ngữ cụ thể mà ngành có thể sử dụng để phát triển công nghệ của họ. Ví dụ: ngành xây dựng có thể cần một kỹ sư hệ thống nhúng quen thuộc với thiết bị xây dựng được điều khiển bằng máy tính hoặc một ngân hàng có thể yêu cầu một kỹ sư quen thuộc với thuật ngữ tài chính để hỗ trợ phát triển ứng dụng ngân hàng di động của họ.

  1. Ưu tiên lấy chứng chỉ chuyên ngành cần thiết

Ở bất kì ngành nghề nào cũng vậy, chứng chỉ luôn là 1 trong những công cụ, phương thức để có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của bạn, và kỹ sư hệ thống nhúng cũng không phải là 1 ngoại lệ. Chứng chỉ giúp bạn có kiến thức 1 cách hệ thống và chuyên sâu về hệ thống, đặc biệt là các hệ thống quốc tế được quy chuẩn. Hơn nữa, ở 1 số doanh nghiệp cũng đòi hỏi ở kỹ sư những chứng chỉ liên quan đến hệ thống nhúng. Do vậy, việc có được chứng chỉ với bất kì kỹ sư lập trình nhúng nào cũng là 1 lợi thế không hề nhỏ trên thị trường việc làm. Các chứng chỉ mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn đó là các chứng chỉ về hệ thống nhúng hoặc mạng như CCNA, ...

Improve your CV and get better Job? It is time to get Cisco CCNA  Certification

 

Tổng kết

Hệ thống nhúng là 1 xu hướng tất yếu hiện nay trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Triển vọng của kỹ sư hệ thống nhúng cũng rất rộng mở với nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương hậu hĩnh. Nhưng để đáp ứng được thị trường lao động việc làm và sản xuất thực tế, kỹ sư nhúng phải đòi hỏi trau dồi cho mình rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng. Qua bài viết này, ta đã có góc nhìn trực quan hơn về kỹ sư hệ thống nhúng. Từ đó, ta vạch ra được lộ trình cũng như định hướng cụ thể phù hợp với từng hoàn cảnh mỗi người để có thể theo đuổi và trở thành 1 kỹ sư hệ thống nhúng ! Chúc bạn thành công !