Xu hướng blockchain

27-07-2022


Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên, không giống như những công nghệ lưu trữ khác, blockchain có những ưu thế mà không công nghệ nào có thể làm được. Blockchain giúp mọi người dù không hề quen biết nhưng vẫn có thể tin tưởng nhau tuyệt đối và có thể thực hiện những giao dịch quan trọng mà không cần bất kỳ một công ty hay tổ chức uy tín nào đứng ra làm trung gian

Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) thường được liên kết với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, nhưng đó chỉ là phần nổi trong mảng băng chìm. Ngày nay, Blockchain đã có thể chuyển sang các ngành công nghiệp quan trọng, từ chăm sóc sức khỏe sang chính trị.

Cho dù bạn chỉ đơn giản muốn tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, Bitcoin, Ethereum hoặc chỉ tò mò về Blockchain là cái gì, thực sự là bạn đã tìm đúng nơi giải đáp thắc mắc.

Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên, không giống như những công nghệ lưu trữ khác, blockchain có những ưu thế mà không công nghệ nào có thể làm được. Blockchain giúp mọi người dù không hề quen biết nhưng vẫn có thể tin tưởng nhau tuyệt đối và có thể thực hiện những giao dịch quan trọng mà không cần bất kỳ một công ty hay tổ chức uy tín nào đứng ra làm trung gian. Tóm lại, blockchain giải quyết vấn đề về niềm tin giữa hai bên và xóa bỏ đi vai trò của bên thứ ba, từ đó giúp công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, giảm thiểu chi phí và rất đáng tin cậy. Blockchain là sự kết hợp hoàn hảo của sự minh bạch và tính bảo mật, nó cho phép tất cả mọi người đều có quyền biết các thông tin giao dịch của nhau, tuy nhiên, dữ liệu riêng tư của mỗi cá nhân thì vẫn đảm bảo bí mật tuyệt đối. Một khi các thông tin được lưu trữ trong blockchain thì chúng ta hoàn toàn yên tâm là sẽ không có bất kì ai, hay tổ chức nào có thể sửa đổi được nó nữa, cũng không có cách nào có thể phá hủy được nó. Các dữ liệu nằm trong blockchain sẽ tồn tại mãi mãi theo đúng nghĩa đen – đây được coi là yếu tố vô cùng quan trọng để cả thế giới đặt niềm tin vào blockchain.

Tổng quan về blockchain.

Công nghệ Blockchain xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1991 bởi Stuart Haber và W. Scott Stornetta, hai nhà toán học muốn triển khai một hệ thống mà timestamp trên tài liệu không thể bị giả mạo. Vào cuối những năm 1990, Cypherpunk Nick Szabo đã đề xuất sử dụng blockchain để đảm bảo hệ thống thanh toán kỹ thuật số, được gọi là bit gold (chưa bao giờ được triển khai).

Số lượng các blockchain trực tiếp đang phát triển mỗi ngày với tốc độ không ngừng tăng lên. Tính đến năm 2021, có hơn 10.000 loại tiền điện tử đang hoạt động dựa trên blockchain, cùng hàng trăm blockchain không phải tiền điện tử khác.

Trong cuốn sách Blockchain Revolution, Don&Alex Tapscott đã nhận định “Blockchian là một sổ cái điện tử không thể bị phá hỏng, và ghi lại tất không chỉ những giao dịch tài chính mà tất cả mọi thứ có giá trị”.

Trên Blockchain không tồn tại phí giao dịch (chỉ có chi phí cơ sở hạ tầng), Blockchain tạo ra cách để truyền thông tin từ A đến B một cách đơn giản nhưng khéo léo hoàn toàn tự động và an toàn. Một bên tham gia giao dịch bắt đầu quá trình bằng cách tạo các khối, khối này được xác minh bởi hàng ngàn, có khi hàng triệu máy tính được phân phối trên thế giới. Sau khi được xác minh khối sẽ thêm vào chuỗi, tạo ra một bản ghi duy nhất mà lịch sử của nó không thể bị làm sai lệch (nếu muốn làm sai bản ghi duy nhất này bạn phải làm sai tất cả các chuỗi đồng nghĩa đánh sập cả mạng lưới Blockchain, tức là đánh sập hơn 51% các khối trong chuỗi, điều này không thể xảy ra được).

Trong thị trường tiền điện tử thì mọi người đều hiểu Blockchain như một cuốn sổ cái, nơi mà mọi hoạt động của nó đều được ghi lại và được giám sát chặt chẽ, công khai và minh bạch.

Cách hoạt động của Blockchain

Bạn cứ tưởng tượng rằng một bảng tính được nhân đôi hàng ngàn lần trên một mạng máy tính, sau đó hãy tưởng tượng rằng mạng này được thiết kế để cập nhật cái bảng tính này liên tục, nhưng mỗi khi nó cập nhật phải được đa số mọi người trong mạng chấp thuận là bạn có thể hiểu được cơ bản về Blockchain.

Để một khối (block) được thêm vào chuỗi khi có giao dịch phải:

Xác minh giao dịch. Mọi thông tin liên quan đến giao dịch như tên giao dịch, thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia, (tất cả các dữ liệu liên quan đến giao dịch) đều phải được ghi lại. Rồi sau đó phải có đủ xác nhận từ mọi người trên mạng lưới.

Kế tiếp là được hàm băm (hash function) chuyển đổi. Chỉ khi được chuyển đổi thành các ký tự và số qua hàm băm thì mới đóng khối và thêm vào chuỗi.

Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện giao dịch mà không cần một bên trung gian nào cả.

Kết luận

Blockchain có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như Logistics, Bệnh viện, Thương mại điện tử, Bầu cử, Bản quyền nhưng ứng dụng đang thành công và nổi nhất chính là “Tiền điện tử”.

Tiền điện tử là một loại tài sản có thể được sử dụng để trao đổi giá trị giữa các bên, nó không tồn tại thực tế ở dạng vật lý và không giống như tiền tệ của chính phủ, nó dựa theo nền tảng phi tập trung (không ai kiểm soát hay có thể tạo ra nó) vì thế nó rất công bằng và minh bạch.

printf("Huong");